PHYTOSANITARY CERTIFICATE: KHÁI NIỆM VÀ THỦ TỤC XIN CẤP

PHYTOSANITARY CERTIFICATE: KHÁI NIỆM VÀ THỦ TỤC XIN CẤP

Trong thương mại quốc tế hiện nay, việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu đang trở nên ngày càng quan trọng. Để thực hiện điều này, kiểm dịch thực vật đóng vai trò quan trọng, trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu về Phytosanitary Certificate cũng như tìm hiểu về quy trình và quy định liên quan đến việc xin cấp các chứng thư này.

1. Phytosanitary Certificate là gì ?

Phytosanitary Certificate hay còn được gọi là giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Đây là công tác quản lý của Nhà nước với mục đích đảm bảo hàng hóa không chưa dịch bệnh, côn trùng, sâu bọ nguy hiểm khi xuất nhập khẩu.

2. Mục đích của việc xin cấp Phytosanitary Certificate

+ Đối với hàng nhập khẩu: Đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước nhập khẩu

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu: Là căn cứ chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu đi nước ngoài

3. Nội dung trong Phytosanitary Certificate

Các thông tin quan trọng có trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gồm:

+ Tên và địa chỉ người xuất khẩu

+ Tên và địa chỉ người nhận

+ Số lượng và loại bao bì

+ Ký, mã hiệu

+ Nơi sản xuất 

+ Phương tiện vận chuyển

+ Cửa nhập khẩu

+ Tên và khối lượng sản phẩm

+ Tên khoa học của thực vật

4. Những mặt hàng phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật

Căn cứ vào điều 1,2,3 của Thông tư số 30/2014/TT- BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bao gồm:

+ Thực vật

+ Các sản phẩm của cây

+ Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp và nấm men)

+ Kén tằm, gốc rũ kén tằm, cánh kiến

+ Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroid và các loại cỏ dại được dùng để phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học

+ Các phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc vào diện kiểm dịch thực vật

+ Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

5. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

+ Giấy đăng ký kiểm dịch thục vật được quy định tại Phụ lục I Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT

+ Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu

+ Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải nộp bản chính

+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu quy định)

+ Hợp đồng ngoại thương, Parking List, Bill of Lading

6. Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng nhập khẩu

– Đăng ký kiểm dịch thực vật: Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật trước ít nhất 24h với cơ quan kiểm dịch thực vật

– Nộp hồ sơ: Sau đó, nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ

– Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ. Nếu như bộ hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

– Kiểm tra vật thể mẫu và cấp giấy chứng nhận: Cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra vật thể và căn cứ vào đó để cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Trên đây là một số chia sẻ về giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hay có nhu cầu về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với Macsco Logistics với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất .

Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH MACSCO LOGISTICS

Địa chỉ: 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (84 28) 6270 6576

Email: anna@macscologistics.com

Website: https://macscologistics.com

Bài viết liên quan