5 mô hình dịch vụ Logistics hiện nay: Tính năng và ứng dụng
Trong ngành logistics, có nhiều mô hình dịch vụ đa dạng được áp dụng để quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Dưới đây là 5 mô hình dịch vụ logistics phổ biến và ứng dụng hiện nay.
1. Mô hình 1PL (First Party Logistics): Quản lý tự cấp trong chuỗi cung ứng
1PL là một loại dịch vụ logistics tự cấp, trong đó chính người sử dụng hoặc tổ chức sản xuất tự mình quản lý và thực hiện các hoạt động logistics cho chính họ. Điều này có nghĩa là họ tự mình đảm nhiệm việc vận chuyển, lưu trữ, quản lý kho bãi, và các hoạt động logistics khác mà không phải dựa vào bất kỳ bên thứ ba nào.
Mô hình 1PL thường áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân có khối lượng vận chuyển và quản lý kho bãi không lớn, và họ cảm thấy tiện lợi và hiệu quả hơn khi thực hiện các hoạt động logistics bên trong tổ chức của mình.
Ví dụ:
Bạn có một doanh nghiệp A bán thực phẩm đông lạnh. Bạn tự mình sản xuất, kiểm tra chất lượng và giữ chúng trong kho lạnh. Khi khách hàng đặt mua, doanh nghiệp tự mình lấy hàng từ kho, đóng gói và giao cho họ.
Trong ví dụ này, doanh nghiệp tự mình thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển, quản lý hàng hóa từ đầu đến cuối mà không phải dựa vào bất kỳ bên thứ ba nào.
2. Mô hình 2PL (Second Party Logistics): Sự hợp tác đối tác trong vận chuyển
2PL là khi một doanh nghiệp hoặc tổ chức thuê một đối tác thứ hai, bên thứ 2 này chỉ đảm nhận một trong các dịch vụ như kho bãi, vận chuyển, làm thủ tục hải quan,… và không chịu trách nhiệm về các hoạt động khác. Thay vì tự mình làm, họ chuyển một phần công việc này cho đối tác thứ 2.Các doanh nghiệp sẽ đặt ra các yêu cầu và thỏa thuận với đối tác thứ hai để đảm bảo các hoạt động này được thực hiện đúng cách.
Mô hình này giúp các doanh nghiệp không những đảm bảo thời gian giao hàng đến các đối tác mà còn tối ưu được chi phí cho việc giao hàng
Ví dụ:
Vẫn doanh nghiệp A ở trên, tuy nhiên, họ không muốn đầu tư nhiều vào xe tải vận chuyển hàng lạnh và họ quyết định áp dụng mô hình 2PL. Họ thuê một công ty vận chuyển chuyên nghiệp (đối tác thứ hai) để vận chuyển hàng hóa từ nhà máy sản xuất đến các cửa hàng bán lẻ.Công ty vận chuyển này sẽ đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa đúng giờ, đảm bảo chất lượng và nhiệt độ.
Doanh nghiệp A đã sử dụng mô hình 2PL để cho phép họ tập trung vào sản xuất và phát triển sản phẩm thay vì lo lắng về vận chuyển và chất lượng hàng hóa. Đối tác thứ hai – công vận chuyển – đã chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động trên cho họ.
3. Mô hình 3PL (Third-Party Logistics Provider): Hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ logistics
3PL là khi một doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của một công ty bên ngoài, gọi là nhà cung cấp dịch vụ logistics (3PL provider), để thực hiện các hoạt động logistics cho họ. Các hoạt động này có thể bao gồm vận chuyển, lưu trữ, quản lý kho, quản lý đơn hàng và nhiều dịch vụ khác liên quan đến chuỗi cung ứng.
Ví dụ:
Doanh nghiệp A chọn nhà cung cấp 3PL, nhà cung cấp này sẽ chịu trách nhiệm đóng gói, bảo quản thực phẩm đông lạnh trong kho đông và sau đó vận chuyển từ nhà máy sản xuất đến cửa hàng, siêu thị bán lẻ trên khắp cả nước. Nhà cung cấp 3PL sẽ đảm bảo cả về mặt chất lượng, số lượng và cả thời gian giao hàng.
Với mô hình 3PL, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, trong khi công ty 3PL đảm nhận việc thực hiện các hoạt động logistics để đảm bảo sản phẩm của bạn đến đúng địa điểm, đảm bảo chất lượng và thời gian.
4. Mô hình 4PL (Fourth-Party Logistics Provider): Quản lý toàn diện cho chuỗi cung ứng
4PL là một hình thức cao cấp hơn của các dịch vụ logistics, trong đó một tổ chức hoặc công ty chuyên cung cấp dịch vụ quản lý toàn diện cho chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp. 4PL không chỉ thực hiện các hoạt động logistics cụ thể mà còn đảm nhận vai trò chi phối và tối ưu hóa toàn bộ hệ thống cung ứng.
Trong mô hình này, công ty 4PL provider đứng ra giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng để tạo ra hiệu quả và tối ưu hóa. Họ quản lý các đối tác 3PL và các hoạt động logistics khác, đồng thời còn tối ưu hóa lộ trình, tài nguyên, và quá trình để đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho doanh nghiệp.
Ví dụ:
Doanh nghiệp A giờ đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm quyết định triển khai mô hình 4PL để quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của họ. Họ thuê một công ty 4PL provider chuyên nghiệp để làm nhiệm vụ quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ việc đặt hàng nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, đến phân phối sản phẩm tới các địa điểm bán hàng trên toàn cầu.
Mô hình 4PL giúp tập đoàn A tập trung vào phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, trong khi công ty 4PL provider đảm nhận việc quản lý toàn bộ hệ thống cung ứng để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và hiệu quả.
5. Mô hình 5PL (Fifth-Party Logistics Provider): Sự kết nối thông qua công nghệ thông tin
5PL là một mô hình dịch vụ còn khá mới, nó phổ biến và phát triển nhất dành cho thương mại điện tử. Đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ quản lý, điều phối và kiểm soát toàn bộ các hoạt động trong cả chuỗi cung ứng (bao gồm tất cả các hoạt động 3PL, 4PL) thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. 5PL có hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), hệ thống quản lý kho hàng (WMS), hệ thống quản lý vận tải (TMS).
Ví dụ:
Doanh nghiệp A và công ty dịch vụ 5PL, doanh nghiệp sẽ được gia nhập làm thành viên của mạng cung ứng số, sử dụng thương mại điện tử để bán hàng, được cung cấp nhiều thông tin từ tình hình thị trường tới phát triển sản phẩm, dự báo nhu cầu,…, sử dụng thành quả của trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số.
Trên đây là một số chia sẻ về 5 mô hình dịch vụ Logistics hiện nay. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hay có nhu cầu về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với Macsco Logistics. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong nhiều năm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn nhanh chóng và chính xác nhất.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH MACSCO LOGISTICS
Địa chỉ: 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84 28) 6270 6576
Email: anna@macscologistics.com
Website: https://macscologistics.com